KÌ 7: NGUỒN(PSU): TRÁI TIM CỦA BỘ MÁY– BUILD PC: MÚA RÌU QUA MẮT THỢ

Sau khi chọn được tất cả các linh kiện phù hợp cho bộ máy của mình thì cuối cùng chúng ta cần đến một bộ nguồn đủ công suất để có thể đảm bảo hiệu năng cũng như tiết kiệm cho bộ máy của mình. Sau đây tại hạ xin chia sẻ một vài kinh nghiệm chọn nguồn phù hợp với bộ máy đã lựa chọn được bộ linh kiện như 6 kỳ trước.

Chọn nguồn theo kích thước:

Tuỳ theo kích thước case máy mà chọn bộ nguồn có các kích thước khác nhau nhau để đảm bảo lắp vừa case máy. Việc chọn theo kích thước này chủ yếu dành cho những bộ case nó có kích thước nguồn đặc biệt. Sau đây là một vài ví dụ:(các tên form nguồn không giống hoàn toàn trong bài viết)

Nguồn ATX( nguồn phổ thông cho mọi nhà):

PSU ATX

PSU ATX

Nguồn TFX( nguồn cho nhiều mini PC):

psuitx

psuitx

Nguồn pico itx( try hard cho tiny itx): Nguồn sử dụng nhiều module cắm rời và được cấp nguồn 19v bằng adapter ngoài(hàng hiếm do ít người sử dụng):

picopsu

picopsu

  • Có nhiều kích thước nguồn khác nhau cần tham khảo kích thước vỏ case trước sau đó chọn nguồn cho phù hợp.

Chọn nguồn theo công suất một cách tương đối:

Tính công suất nguồn theo link này! Đây là một đường dẫn khá dẽ tính và phù hợp cho người mớ bắt đầu. Sau khi xây dựng nhiều cấu hình thì có thể tính toán mà không cần đến những công cụ có sẵn này nữa:

Đây là môt mẫu build thử i5-10400F và GTX1660ti:

tính nguồn

tính nguồn

Sau khi nhận được nguồn recommend ta có: Nguồn 450W, 80Plus gold. Chỉ cần chọn những thông số như vậy là có thể đảm bảo được chất lượng bộ máy. Tuy nhiên hay thống số ở đây đều chưa rõ ràng. Sau đây tại hạ sẽ giải thich rõ ràng hơn một chút về 2 thông số này:

Trước tiên 450W là công suất nguồn, tuy nhiên đây có thể chỉ  là công suất tối đa mà nguồn có thể đạt được trong một vài ms chứ không phải là công suất duy trì liên tục. Vậy nên cần nhìn vào bảng thông số trên vỏ nguồn hoặc vỏ hộp để tìm được công suất chính xác của nguồn. Số này trong trượng hợp này phải lớn hơn 303W. Còn để biết thên 80 Plus gold là gì chúng ta đi vào phần tiếp theo:

Chọn nguồn theo chuẩn chất lượng:

Chắc hẳn quý độc giả cũng thắc mắc tại sao nguồn cần thiết là 253W mà lại cần đến nguồn >303 W. Lý do đơn giản là nguồn chuyển hoá điện từ 2 chiều sang dòng một chiều có suy hao điện. Tuỳ từng bộ nguồn có mức suy khác nhau, để kiểm soát vấn đề này thì đã có một chuẩn năng lượng ra đời để đảm bảo chất lượng nguồn. Quý vị có thể tham khảo bảng chuẩn 80 plus trong link wiki để thấy được hiệu suất chuyển đổi của từng chuẩn.

Chọn nguồn theo chuẩn cắm:

Tồn tại nhiều chuẩn cắm khác nhau nhưng phổ biến nhất là chuẩn 24Pin nguồn cấp cho main. Ngoài ra còn có một số chuẩn khác và phổ biến thứ 2 là chuẩn 20pin.

Tuy nhiên ở loại nguồn cho PC phổ thông thì chủ yếu vẫn là 24pin. Nếu các hạ build những PC có những bộ main đặc biệt(như máy sử dụng main server,…), cần tham khảo hoặc hỏi tư vấn của người bán main.

Chọn nguồn theo hãng:

Có nhiều hãng sản xuất nguồn nổi tiếng và đảm bảo chất lượng cao và đạt chuẩn 80 PLUS. Nên chọn những bộ nguồn đạt chuẩn 80+ trở lên =))

Một vài câu hỏi cũng như sai lầm hay mắc phải:

Nguồn công suất càng lớn thì càng tốn điện.

Gần như ngược lại thế, linh kiện cần bao nhiêu điện thì nguồn sẽ cung cấp bằng đấy. Thậm chí còn tiết kiệm điện hơn vì nguồn không phải hoạt động ở công suất tối đa nên linh kiện sẽ “nhàn rỗi”.

Nếu mua nguồn công suất nhỏ hơn thì ảnh hưởng gì?

Khởi động vẫn có thể lên nhưng không tận dụng sức mạnh bộ máy cũng như linh kiện phải làm việc cực nhọc.

Nguồn không đạt chuẩn 80+ có nên sử dụng không?

Trong mọi trường hợp nên sử dụng bộ nguồn tốt để tăng tuổi thọ linh kiện cũng như tuổi thọ của nguồn, đồng thời đảm bảo việc chết giữa đường xảy ra ít hơn.

Nguồn điện chập chờn ở đầu vào thì phải làm sao?

Rõ ràng một bộ nguồn tốt có thể đảm bảo được chất lượng điện đầu ra nhưng không thể đảm bảo chất lượng điện đầu vào làm giảm tuổi thọ nguồn cung như linh kiện trong máy. Để đảm bảo nên sử dụng thêm UPS loại nhỏ hoặc ổn áp để ổn định dòng điện vào.

Tại sao có nguồn đắt rẻ khác nhau thậm chí là cùng specs cơ bản?

Do có thêm tính năng như bảo vệ mạch hoặc chống giật,… cũng như chất lượng linh kiện làm nguồn.

Rò điện nguồn mà không có đất thì nối đất như nào?

Đóng đinh nối vào tường là một giải pháp.

Source:-S-TeaM

Bình luận