[Khóa học lập trình Android] Bài 03 Khởi tạo ứng dụng Android

Đây là khóa học lập trình Android miễn phí với nội dung các bài học mạch lạc và dễ hiểu với những bài hướng dẫn lập trình ứng dụng Android cơ bản nhất. Nội dung phần này sẽ trình bày khởi tạo ứng dụng Android.

Phần trước mình vừa trình bày cài đặt Android Studio, Advanced REST client được chia sẻ miễn phí bởi Team Việt Dev. Thì tiếp theo sẽ nói về khởi tạo ứng dụng Android.

Bước 1: Bạn mở Android Studio lên sau đó chọn mục File -> New -> New Project như hình bên dưới

[Ứng dụng tra cứu thị trường] Bài 2 Khởi tạo ứng dụng Android tra cứu thị trường

Ở màn hình tiếp theo bạn cần điền các thông tin về dự án bao gồm tên dự án, nơi lưu trữ… sau đó nhấn Next để qua bước kế tiếp.

[Ứng dụng tra cứu thị trường] Bài 2 Khởi tạo ứng dụng Android tra cứu thị trường

Trong đó:

  • Application name: Khai báo tên của ứng dụng bạn muốn tạo, mặc định khi bạn đặt tên của ứng dụng thì đó cũng sẽ là tên Project.
  • Company domain: Khai báo tên miền của công ty bạn.
  • Project location: Khai báo đường dẫn lưu trữ ứng dụng.
  • Project name: Khai báo tên package ứng dụng của bạn, mỗi ứng dụng khi bạn đưa lên Google Play thì tên package phải là duy nhất.

Bước 2: Tiếp theo bạn sẽ tích chọn vào mục Phone and Tablet và chọn phiên bản SDK thấp nhất mà ứng dụng có thể hỗ trợ, sau đó nhấn Next để qua bước kế tiếp.

[Ứng dụng tra cứu thị trường] Bài 2 Khởi tạo ứng dụng Android tra cứu thị trường

Bạn chọn mục Phone and Tablet để xác định phát triển ứng dụng trên điện thoại và máy tính bảng. Minimum SDK là phiên bản API thấp nhất mà ứng dụng có thể cài đặt.

Tính đến tháng 2 năm 2018 thì Android Nougat là phiên bản Android được sử dụng rộng rãi nhất khoảng trên 28,5% trong số tất cả các thiết bị Android truy cập vào Google Play. Phiên bản Lollipop cũng được sử dụng với khoảng 20% thiết bị.

Bảng sau đây liệt kê các phiên bản Android được Google đang và sắp phát hành bao gồm:

Tên phiên bản Mã phiên bản Ngày phát hành API level
(No codename) 1.0 September 23, 2008 1
(Internally known as “Petit Four”) 1.1 February 9, 2009 2
Cupcake 1.5 April 27, 2009 3
Donut 1.6 September 15, 2009 4
Eclair 2.0 – 2.1 October 26, 2009 5 – 7
Froyo 2.2 – 2.2.3 May 20, 2010 8
Gingerbread 2.3 – 2.3.7 December 6, 2010 9 – 10
Honeycomb 3.0 – 3.2.6 February 22, 2011 11 – 13
Ice Cream Sandwich 4.0 – 4.0.4 October 18, 2011 14 – 15
Jelly Bean 4.1 – 4.3.1 July 9, 2012 16 – 18
KitKat 4.4 – 4.4.4 October 31, 2013 19 – 20
Lollipop 5.0 – 5.1.1 November 12, 2014 21 – 22
Marshmallow 6.0 – 6.0.1 October 5, 2015 23
Nougat 7.0 – 7.1.2 August 22, 2016 24 – 25
Oreo 8.0 – 8.1 August 21, 2017 26 – 27
Android P 9

Trong màn hình tiếp theo thì bạn có thể lựa chọn theo như mình là chọn mục Navigation Drawer Activity sau đó nhấn Next qua nước tiếp theo.

[Ứng dụng tra cứu thị trường] Bài 2 Khởi tạo ứng dụng Android tra cứu thị trường

Navigation Drawer Activity là một dạng menu được ẩn đi, để hiển thị menu này thì bạn chỉ cần vuốt từ trái sang phải của màn hình. Navigation Drawer được sử dụng khá phổ biến hiện nay, bạn để ý thì đa số các ứng dụng của Google, Facebook… đều sử dụng Navigation Drawer.

Bước 3: Màn hình kế tiếp bạn sẽ đặt tên cho Activity NameLayout Name sau đó nhấn chọn Finish để kết thúc quá trình khởi tạo ứng dụng Android.

[Ứng dụng tra cứu thị trường] Bài 2 Khởi tạo ứng dụng Android tra cứu thị trường

Sau khi nhấn Finish bạn sẽ thấy ứng dụng được khởi tạo bao gồm cấu trúc như sau:

[Ứng dụng tra cứu thị trường] Bài 2 Khởi tạo ứng dụng Android tra cứu thị trường

Cấu trúc thư mục Android được chia thành các thư mục, cụ thể:

  • manifests: trong thư mục này có tập tin AndroidManifest.xml sẽ chứa thông tin package, như ứng dụng mình đặt tên là package=”com.teamvietdev.tracuuthitruong”. Ngoài ra, tập tin AndroidManifest.xml giúp bạn thiết lập các quyền mà ứng dụng yêu cầu từ người dùng chẳng hạn quyền truy cập Internet, quyền đọc ghi dữ liệu, quyền gởi nhận SMS…
  • java: đây là nơi chứa các tập tin .java
  • drawable: thư mục này chứa ảnh, tập tin XML.
  • layout: thư mục này chứa các tập tin thiết kế giao diện xml ứng dụng.
  • menu: thư mục này chứa các tập tin về menu
  • mipmap: thư mục này chứa các icon của ứng dụng với nhiều độ phân giải khác nhau.
  • values: thư mục này chưa các tập tin bao gồm colors.xml (định nghĩa màu sắc), dimens.xml (kích thước, khoảng cách), strings.xml (chuỗi hiển thị), styles.xml (theme).

Xem nội dung chi tiết hướng dẫn trên Youtube:

Lời kết: Như vậy khóa học lập trình Android miễn phí được chia sẻ bởi Team Việt Dev hy vọng giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cơ bản để tự xây dựng cho riêng mình một ứng dụng Android.

(Tác giả: Team Việt Dev)

Bình luận