Kì 3: Chọn CPU: trung tâm xử lý của máy tính- Build PC: Múa rìu qua mắt thợ

Lời mở đầu:

Tranh thủ lúc coin lên giá tại hạ xin chia sẻ thêm một số cách chọn linh kiện cho máy tính của chúng ta. Đến khoảng tháng 6 năm nay, linh kiện hạ nhiệt, các tiên sinh có thể hành tẩu giang hồ.

Kì này như dự tính thì chúng ta bắt đầu từ CPU. Cũng như nhân tướng học người ta phải đi từng bộ vị trước rồi mới sang những bộ vị đi bộ với nhau.Khoảng dăm bảy số tới tại hạ chỉ nếu về cách chọn đơn lẻ từng linh kiện để các tiên sinh có chút ít sơ khai về lnh kiện đó chớ chưa chọn đúng theo nhu cầu của người dùng luôn được.

CPU được chia làm nhiều nhân và nhiều luồng và có mức xung nhịp khác nhau. Khi CPU có xung nhịp càng cao thì khả năng xử lí đơn nhân càng mạnh; có  nhiều nhân thì khả năng xử lí đa nhiệm cũng mạnh mẽ hơn với cùng mức xung.

Phận loại CPU:

(skip)Như đã đề cập ở số trước thì ta tạm chia CPU làm 2 hãng lớn là Intel và AMD. Đây là 2 hãng sản xuất CPU vi tính hàng đầu thế giới; ngoài ra cũng có một số ông lớn bắt đầu đi vào cuộc chiến VD như M1 của apple. Ở thời điểm bài viết này vẫn chỉ có 2 hãng lớn chưa có ai chen chân sâu vào được nên tại hạ chưa thể chia sẻ thêm thông tin về hãng khác.

Về Intel:

Intel là một nhà sản xuất CPU lâu đời và có nhiều loại nhiều cấu trúc phục vụ các mục đích khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu người dùng. Tại hạ xin liệt kê 1 số dòng CPU của intel như:

Core i và những người bạn:

Các loại CPU gồm có Core i3, i5, i7, i9; pentium, celeron. được gom lại thành nhóm CPU phục vụ người dùng phổ thông. Đây là những loại CPU được chú ý nhiều trong lĩnh vực bán lẻ.tên intel

Như các hạ đã thấy ở đây tại hạ copy được 1 cái ảnh về tên CPU core i( lưu ý là chỉ Core i). Nói chung là không quan tâm lắm để cái dãy dài nhiều số phía sau. Ta cần quan tâm core i (3, 5, 7, 9), số thế hệ và kí tự.

Thí dụ: core i3 9100F: đây là chip core i3 thế hệ 9, và có đuôi F.

Nếu cùng là core i3 thì gen trước sẽ yếu hơn và gen sau mạnh hơn về hiệu năng: i3 8100< i3 9100 < i3 10100

Nếu cùng là gen 9 ( số đầu) thì core i càng lớn càng khỏe: i3<i5<i7<i9

Còn so sánh về độ mạnh yếu giữa  CPU lệch đời nhau thì tại hạ sẽ chia sẻ ở cuối bài viết

Không đuôi là bình thường, đuôi F là không gồm iGPU,  K là có được ép xung, T là tối ưu sức mạnh(intel nói thế),…

Các tiên sinh thích đọc tiếng tây thì link ở đây

Trong phân khúc người dùng phổ thông còn có celeron và pentium có chỉ số đầu là G cho PC. Đối với 2 loại này thì các tiên sinh có thể tìm kiếm ở trên trang chủ của intel. Gõ CPU cần tìm kiếm lên đây là được. Chủ yếu 2 loại CPU sản xuất phục vụ người dùng văn phòng cơ bản và gaming giá rẻ.

Xeon và đồng bọn:

Xeon là CPU phục vụ người dùng chuyên nghiệp của intel. CPU Xeon phục vụ người dùng khó tính về độ ổn định và bền bỉ. Khá ít người sử dụng xeon để vào mục đích gaming vì giá cả của chúng khi mua mới khá cao so với CPU core i cùng hiệu năng. Mặt khác  CPU Xeon lại được các máy chủ hoặc những máy tính có nhu cầu sử dụng 24/24  sở hữu.

Không như Core i, Xeon được chia thành nhiều dòng như: E, W, D và CPU chuyên dụng cho server. Các CPU Xeon có thể thiết kế để xuất hình ảnh qua iGPu hoặc không:

Các CPU  như dòng Platinum, Gold, Silver, Bronze chủ yếu cho server

Các CPU D được sử dụng cho các server tiết kiệm điện và các máy trong hệ thống nhúng hoặc thiết kế trong SoC.( SoC khác hoàn toàn với CPU)

Các CPU W được dùng cho các máy trạm hiệu năng cao, phục vụ render, thiết kế nhanh và liên lục. Xeon W được sử dụng nhiều trong các công ty hoặc các phòng Lab.

Các CPU E được sử dụng trong các máy trạm thấp cấp hơn W, thường được các người dùng sử dụng mục cá nhân hoặc công ti nhỏ.

Các CPU E ngày trước được chia thành E3+…, E5+…, E7+…  còn ngày nay CPU E chỉ có tên “E- + Mã số”.

Các CPU Xeon đều có specs trên intel ark để tham khảo.

Khi chọn mua CPU cũ thì nhiều người đã sử dụng CPU Xeon E3, E5, E7.

Về AMD:

Tương tự như Intel AMD cũng có các dòng cho người dùng phổ thông như AMD Athlon, AMD Ryzen 3, AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7, AMD Ryzen 9 ; các CPU cho server và máy trạm như: Threadripper và EPYC

AMD thường được biết tới là một hãng CPU với giá rẻ hiệu suất cao hơn so với Intel và có iGPU khá mạnh. Tuy nhiên AMD ngày trước hay gặp lỗi về xung đột và tối ưu cho phần mềm, nóng, tốn nhiều điện hơn. Càng ngày hãng đã sản suất được nhiều CPU tốt hơn, ít lỗi hơn, tiến trình ngắn hơn-> tiết kiệm điện hơn: CPU của AMD cũng rất cạnh tranh.Tuy nhiên part 2: CPU dùng trong doanh nghiệp thì Intel vẫn chiếm một thị phần rất lớn và được tin dùng hơn AMD.

So sánh sức mạnh CPU:

Ở dòng Core i: So sánh TƯƠNG ĐỐI về sức mạnh( không có giấy tờ, sách vở nào) thì core i gen sau gần bằng so với core i thấp hơn đời trước( so sánh cùng số Cores). Ví dụ i5 gen 4 sẽ gần tương đương với i7 gen3.

So sánh trên sách vở, internet: Vẫn là intel ark với mấy web benchmark. Đôi khi những thông số này cũng không chính xác vì nó còn phục thuộc vào phần mềm sử dụng.

So sánh bằng test phần mềm thực tế: Chuẩn 99%

Đôi khi sức mạnh không phải là tất cả, nó còn phụ thuộc nhiều vào công nghệ tích hợp trong CPU.

Tóm lại khi mua CPU cần tìm hiểu rõ về phần mềm mình làm để có thể chọn được CPU ưng ý.

Thông số trên Intel Ark:

Đoạn này khá dài và đau đầu, ai chỉ cần PC dùng cơ bản văn phòng thì chỉ cần quan tâm các mục in gạch chân, con chơi game thì thêm mục in nghiêng.

Tại hạ lấy CPU i7-11700K (Mọi người click vào link để đọc Sepcs nhá) để đưa ra một số điểm quan trọng:

“Phân đoạn thẳng”(Vertical Segment): PC thì chủ yếu phải là Desktop hoặc Workstation.

Lithography(Thuật in thạch bản, tiến trình): càng ngắn càng tốt càng tiết kiệm năng lượng.

Core, Threads : số nhân số luồng: càng nhiều càng tốt.

Processor Base Frequency: Xung cơ bản;

Max turbo Freq: xung max: càng cao càng tốt.

Biên độ 2 xung này cách xa nhau thì tốt: xung base thấp khi ít vấn đề xử lí thì sẽ tiết kiệm hơn. Khi xung max cao thì có thể xử lí các vấn đề phức tạp đơn nhân nhanh hơn.

Cache( Bộ nhớ đệm) : Thông số này không có nhiều ý nghĩa.

TPD: điện tiêu thụ trung bình

Memory types: (Các loại bộ nhớ) Xung bộ nhớ ram mà CPU có thể hỗ trợ.

Hỗ trợ ECC : tự động sửa lỗi RAM, hay được hỗ trợ trên Xeon.

Đồ hoạ xử lý(Processor Graphics): Một số CPU không có phần này thì bắt buộc người dùng phải có card đồ hoạ rời để xuất hình. Cũng cần quan tâm một số công nghệ hỗ trợ (như Quick Sync). Một số phần mềm cần nhưng công nghệ này để xử lí nhanh hơn.

Số cổng PCI Exp tối đa: số lane PCI hỗ trợ: mỗi một CPU chỉ hỗ trợ một số số lượng lane nhất định. Khi sử dụng quá nhiều lane PCIe thì hiệu suất sẽ giảm xuống và không đạt được tốc độ tối đa. Ví dụ cắm 3 SSD NVME(12 lanes) + card đồ hoạ(16 lanes)= 28 lanes> 20. Máy tính sẽ tự giảm tốc độ(giảm số lanes) của SSD đi để số lanes <=20.

Sockets supported( socket hỗ trợ) : socket này khá quan trọng khi chọn mainboard để cắm. Mainboard và CPU cần cùng loại socket mới có thể sử dụng được.

Các công nghệ tiên tiến( Advanced Technologies): Các công nghệ hỗ trợ này sẽ phục vụ một số mục địch để tối đa hiệu năng cho phần mềm sử dụng.

Phần mở rộng bộ hướng dẫn ( Instruction Set Ex): Cấu trúc tập lệnh được CPU sử dụng, các tập lệnh này giúp tăng khả nắng tính toán và đôi khi nó quan trọng với lập trình viên.(Ví dụ như lập trình viên Apple cần có SSE2 trở lên thì mới lập trình được)

Tương tự với CPU AMD

Một số cách chọn CPU theo nhu cầu:

Gaming: Ưu tiên CPU có xung cao và số lượng cores chỉ cần tối đa là 6. Kinh phí còn lại cho GPU card

Văn phòng, đọc báo giải trí multimedia: Ưu tiên CPU rẻ, càng rẻ càng tốt. Nếu ai không thích đau đầu thì có thể tham khảo PC đồng bộ hoặc mini PC.

Thiết kế kiến trúc,… (CAD, CAE): Xây những bộ máy workstation: nên ưu tiên CPU nhiều nhân và CPU xeon, xung không cần quá cao.

Thiết kế xử lí video, hình ảnh(adobe): Chọn CPU xung cao, càng cao càng tốt.( Chọn giống gaming để thi thoảng còn làm trận)

Lập trình: tuỳ từng lĩnh vực lập trình mà chọn CPU cho phù hợp.

Cho vui: mua nhiều CPU =))

Số này cũng khá dài, hi vọng các tiên sinh sẽ bắt được nhiều lỗi đẻ tại hạ bổ sung cho đầy đủ để có tài liệu cho mọi người cùng tham khảo.

Bài này khá thiên vị về Intel mong các tiên sinh thông cảm bỏ quá cho

Thank you for watching.

Số sau sẽ là một số nhẹ nhẹ nhàng về RAM.

Source:-S-TeaM

Bình luận