Lời giới thiệu:
Đúng như dự tính tuần này tại hạ sẽ gửi đến các tiên sinh một số thông tin về main. Đây cũng chỉ là một chút hiểu biết nên chưa thể nào bao phủ hết được các loại main cũng như các cách chọn.
Các tiên sinh có vấn đề về CPU, RAM hoặc định giá PC thì xin xem lại những số trước mà tại hạ đã chia sẻ.
Main là gì?
Main ( Mainboard, bo mạch chủ) là được nói một cách dễ hiểu đối với PC là nơi cắm tất cả các loại link kiên lên để bộ máy hoạt động được.( Định nghĩa chính xác hơn các hạ có thể tham khảo trên wikipedia.
*Trên đây là một số chi tiết có trong bộ main. Tại hạ sẽ chia sẻ thêm ở phía dưới.
Phân chia main theo kích thước:
Main có nhiều kích thước khác nhau nhưng có một số loại phổ biến được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau: mini-ITX, micro-ATX, ATX, HPTX,… Tuỳ từng nhu cầu sử dụng mà có thể chọn các kích thước main khác nhau.Ngoài ra còn nhiều form factor lạ khác, cần có sự tham khảo những modder chuyên nghiệp.
Các kích thước main khác nhau cũng có ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bộ máy. Sau đây tại hạ xin chia sẻ một số chi tiết trên main để có thể cung cấp cho độc giả một số nhìn nhận về main để lựa có lựa chọn phù hợp.
Một số chi tiết trên mainboad:
Các cổng trên main:
Đầu tiên là phần kết nối các thiết bị ngoại vi I/O; nhìn qua thì thấy đây là một phần kết nối của main khác cao cấp(tại hạ cố gắng lấy main cao cấp để có nhiều cổng). Nhận thấy tất cả các cổng ở đây đều là đầu cái.
Tính từ trái sang, từ trên xuống là:
- Cổng P/S2: Đây là một chuẩn cắm chuột, bàn phím khá cũ.
- 2 cổng USB( màu vàng): như trên main kí hiệu: USB DAC-UP: cổng này theo hiểu biết của tác giả thì để cắm tai nghe vì có đi qua DAC.
- DisplayPort: Cổng để xuất hình ảnh và có thể xuất cả âm thanh chất lượng khá cao.( còn tuỳ thuộc vào version của DP)
- Cổng HDMI: Có thể xuất hình ảnh và âm thanh, ngoài ra có thể xuất thu tín hiệu và internet ở những cổng version mới.
- 2 cổng USB 3.0(màu xanh), nếu là màu đen thì là cổng USB 2.0
- Port LAN RJ45 Killer: Port này đi qua card mạng của Killer( một hãng làm nhiều card mạng cao cấp cho đường truyền tốt)
- USB 3.1 type C. Type-C bây giờ đã trở nên khá phổ biến và về lý thuyết có khả năng giao tiếp hầu hết tất cả mọi thứ tuy nhiên còn phụ thuộc vào main có hỗ trợ hay không. Cổng Type-C có thể sạc, truyền tin, truyền hình, truyền thanh, truyền…..
- Port LAN RJ45 Intel: Port này cũng là port LAN nhưng đi qua card mạng của Intel
- USB 3.0
- USB3.1( đỏ) có tốc độ cao hơn 3.0
- 5 cổng màu vàng. tuỳ thuộc vào kí hiệu mỗi cổng mà có một chức năng xuất thu âm thanh khác nhau. cần nhìn kĩ kí hiệu để có thể tiến hành gắn các thiết bị ngoại vi tương ứng.
- Cổng quang (cổng mà còn lại màu xám) cổng có khả năng truyền nhận tín hiệu chất lượng cao suy hao thấp.
Ngoài ra còn một số cổng khác trên main này không hỗ trợ vì đã cũ như VGA, miniDP, vị trí cắm Antenna WiFi,…
Một số chi tiết khác trên main cần quan tâm:
*Độc giả có thể mở 2 tab xem song song với ảnh phía trên để quan sát cho dễ, tại hạ sẽ mô tả theo chiều kim đồng hồ từ góc dưới bên trái( trừ các cổng kết nối). Đây là một main khá cũ nên sẽ có một chút thay đổi so với các main main mới nhưng cơ bản vẫn giống nhau:
- Socket cắm CPU: nơi đặt CPU, mối loại main sẽ có một loại socket khác nhau (có một số dòng main sẽ chung socket). Socket trên CPU(ở số trước) cần trùng vói socket trên main thì mới có thể hoạt động được
- Khe cắm RAM: rõ ràng là để cắm RAM: Cần cùng loại với RAM để có thể gắn được( Chọn RAM xin xem ở đây)
- Chip cầu bắc và cầu nam: Quyết định tốc độ truyền tải trên main cũng như một phần về khả năng ép xung.( Người dùng cơ bản khá ít quan tâm đến vấn đề này)
- Nguồn điện: cắm nguồn, có chuẩn 20 pin hoặc 24 pin là phổ biến( các main phổ thông dùng chuẩn 24pin)
- Đĩa cứng kết nối ATA(bỏ dần mà thay vào đó là vị trí gắn SATA.
- Pin CMOS: cung cấp điện lúc ngủ để lưu trữ setup đặt trên main
- Khe cắm đĩa mềm( hầu như không còn)
- PCI, PCIe, Khe cắm bo mạch đồ hoạ: để cắm thêm các card mở rộng như Card đồ hoạ, LAN, Âm thanh, wifi, ổ cứng…
- BIOS: Lưu bios của PC.
- Ngoài ra còn một số bộ phận như
- Tụ điện: nhiều tụ điện (quanh CPU) làm tăng độ ổn định cũng như khả năng cấp nguồn cho CPU tốt hơn, càng nhiều tụ thì nguồn điện càng ổn định và lớn giúp CPU có thể đạt hiệu suất tối đa.
- Tụ điện: thường gần chíp âm thanh giúp tăng chất lượng âm thanh vào ra tốt và ít nhiễu hơn.
- Cổng cấp nguồn CPU( gần CPU).
- Khe cắm M.2: gắn SSD hoặc một số main hỗ trợ gắn card wifi.
- Phần kết nối với các nút nguồn, RESET, LED báo hiệu: Độc giả nên xem video lắp ráp PC để biết thêm chi tiết về cách lắp.
- Đồng hồ check CODE.
Các loại main theo socket:
Có nhiều socket khác như AM2 3 4… của AMD; LGA…,PGA…, … của Intel. Để chọn main thì cần xem CPU đã chọn là gì, tìm kiếm Socket trên CPU trong specs trên trang chủ hãng. Sau đó search google các main có thể hỗ trợ socket đó thì CPU có thể gắn vừa tuy nhiên chưa chắc đã hoạt động; cấn kiểm tra khả năng tưng thích ngược của CPU. Ví dụ như intel gen 8 và gen 9 để tương thích cần mod lại BIOS nhưng đối với gen 10 và 11 thì không cần vì CPU cung cấp khả năng tương thích ngược giữa 2 series này(không thể đạt hiệu suất tối đa khi không lắp đúng series).
Ví dụ: i9-11900K thì có thể lắp vói Z590, i9-109000K lắp với Z490, i9-900K lắp với Z490….
Các dòng main H, B, Z, W,….
Một cách phân chia tương tối:
Main H: người dùng cơ bản nhất, chủ yếu lắp cho Core i3 hoặc i5
Main B: gaming cơ bản hoặc tương tự: chủ yếu cho Core i5 hoặc i7
Main Z: hiệu năng cao, chủ yếu cho các CPU i7 hoặc i9
Main W: phục vụ cho các máy workstation, hỗ trợ ECC và các CPU xeon,…
CPU cao, main thấp: vẫn chạy nhưng không đạt hiệu năng tối đa.
CPU thấp, main cao: hiệu năng tối đa, dễ nâng cấp sau này nhưng chi phí cao.
Main B cao cấp đắt hơn cả main Z thấp cấp??? : Trường hợp này có xảy ra tuy nhiên có thể giải thích được bằng các chức năng hỗ trợ của main hoặc số lượng tụ điện(xem ở phía trên), khả năng tản nhiệt, chất lượng linh kiện cũng như cách deco main…
Dual CPU, Quad CPU:
Main chủ yếu cho server hoặc các máy workstation (các hãng nổi tiếng như microsystem, gigabyte,…): Khả năng render bằng CPU của nhưng bộ máy này khá cao và ít lỗi tuy nhiên điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn và không cần thiết cho gaming).
Tạm kết:
Số này khá ngắn nhưng cũng khá khó nói vì phụ thuộc vào một số kinh nghiệm chọn và nhu cầu thực tế. Có gị mà tại hạ quên thì sẽ bổ sung sau.
Source: -S-TeaM