LINH KIỆN KÌ THƯ – KÌ 2: CẤU TẠO TAI NGHE VÀ CÁCH HOẠT ĐỘNG CODEC

I.Giới thiệu:

Xin chào mọi người, do hơi bận nên lâu lắm không gặp lại mọi người trong sersies Linh kiện kì thư.

Tai nghe, một loại thiết bị khá phổ biến hiện nay với mức giá từ thấp đến rất cao =)). Nhưng chúng đều có một số bộ phận và tính năng như nhau( đôi khi nhà phát triển sẽ sẽ bổ sung một vài linh kiện để chất lượng âm hay hơn, ở đây chúng ta bàn về những thứ căn bản nhất)

Vẫn theo nguồn của Branch Education.

II. Các thành phần tai nghe:

Như chúng ta thừa biết thì tai nghe không chỉ có mỗi loa là có thể phát ra được âm thanh hoàn hảo, mà trong đó chúng cần nhiều bộ phận như: Loa, Codecs, Bluetooth, Soc( sẽ được tìm hiểu kĩ hơn trong bài viết kì sau), PCB, Accelerometers( tạm dịch là máy đo gia tốc), pin, khử ổn, MEMS microphone (mic chip).

Kể ra thì khá nhiều bộ phận nhưng bài viết này sẽ tập trung vào Codecs là chủ yếu.

==================================

Trước tiên chúng ta sẽ đi từ tổng quan đến chi tiết:

Bóc vỏ một cái AirPods 2:

Đầu tiên là một cái cảm biến ánh sáng( để xem bạn đã nhét nó vào tai hay chưa) và một cái cao su bảo vệ.

Và mặt sau là PCB liên kết với các bộ phận khác nhau(Loa được nối với PCB qua 2 cực nằm trên bảng mạch):

Phần mạch bên trên bao gồm các bộ phận:

Phần mạch bên dưới là audio codec;

Mic khử nhiễu;

Ngoài ra còn có Pin và Mic:

III. Codec:

Khi tai nghe và thiết bị được được kết nối với nhau và chúng ta bắt đầu mở một bài hát:

Bài hát sẽ được giải nén đưa vào vi xử lí trung tâm rồi tiếp tục mã hoá và gói lại rồi biến đổi thành dạng sóng để có thể truyền qua đường truyền Bluetooth gửi cho tai nghe. Bộ phận Bluetooth nhận tín hiệu và bắt đầu xử lí.

Sau khi nhận được tín hiệu vào thì bắt bộ phận khôi phục lại tín hiệu số rồi gửi cho codec.

Codec bắt đầu xử lí tìn hiệu số biến về tín hiệu tương tự:

Tín hiệu tương tự sau khi được xử lí thì sẽ đưa ra cuộn cảm để làm màng loa rung rồi phát ra âm thanh truyền đến tai người nghe.

Sâu hơn về Codec: ( coding and decoding)

Mục đích người ta tạo ra codec là biến đổi tín hiệu tương tự sang tín hiệu số(DAC: Digital-to-analog converter), hoặc ngược lại là từ tín hiệu số về tín hiệu tương tự (ADC).

Có nhiều loại codec trong kí thuật xử lí tín hiệu( và được xuất ra các định dạng file khác nhau)

Mọi người có thể tham khảo thêm các codecs trên https://www.fourcc.org/

Khi chúng ta xem thì thực tế là chúng đang được tải xuống và codec bắt đầu xử lí và biến nó thành dạng tương từ để đưa âm thanh ra loa và xuất kết quả ra màn hình.

Tuỳ thuộc và việc lấy mẫu tín hiệu số và việc làm mềm các điểm mà ta thu được tín hiệu tương tự như ý( và dễ dàng nhận thấy khi lấy mẫu càng nhanh thì tín hiệu đầu ra càng “mượt” và chất lượng âm thanh càng cao(Khoảng 23us-50us). Ngoài ra codec sẽ bỏ qua những tín hiệu mà tai người không nghe được vì nó không cần thiết.

Đồng thời khi biểu diễn tín hiệu bằng nhiều bit hơn cũng làm cho âm thanh nghe chi tiết hơn và thu được âm thanh chất lượng cao.

Tóm lại codec giúp biến đổi tín hiệu dãy bit 0101010101001 thành tín hiệu tương tự để loa có thể phát thành tiếng và ngược lại.

==================

IV. Kết.

Bài này chỉ mang tính chất phổ quát, để tìm hiểu kĩ hơn về cách xử lí âm thanh thì bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về xử lí tín hiệu số để mở mang them kiến thức./.

Sourse: -S-TeaM

Bình luận