Tìm hiểu về LinearLayout trong Android

Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu UI Layout trong Android, trong bài này sẽ đi chi tiết hơn về LinearLayout trong Android. Vậy LinearLayout trong Android là gì? Có mấy cách khai báo LinearLayout trong Android? Sử dụng LinearLayout như thế nào?

Tìm hiểu về LinearLayout trong Android

Để trả lời các câu hỏi ở trên ta cùng nhau điểm qua các mục dưới đây.

1. LinearLayout trong Android là gì?

LinearLayout trong Android là một view group, sắp xếp các view con (EditText, Button…) nằm trong nó theo chiều ngang hoặc chiều dọc dựa vào thuộc tính android:orientation.

2. Cách khái báo LinearLayout trong Android

Có hai cách khai báo LinearLayout trong Android:

Khai báo LinearLayout  theo chiều dọc

<LinearLayout android:orientation="vertical"> .... </LinearLayout>

Khái báo LinearLayout theo chiều ngang

<LinearLayout android:orientation="horizontal"> .... </LinearLayout>

3. Các thuộc tính của Linear Layout trong Android

Sau đây là các thuộc tính quan trọng của LinearLayout

Thuộc tính Mô tả
android:id ID là duy nhất để nhận diện Layout
android:baselineAligned Giá trị boolean “true” hoặc “false” và ngăn Layout căn chỉnh các baseline của view con.
android:baselineAlignedChildIndex Khi một Linear Layout là một phần của Layout khác được căn chỉnh, nó có thể xác định view con nào của nó để căn chỉnh.
android:divider Đây là drawable để sử dụng như một vertical divider giữa các button. Bạn sử dụng một giá trị màu trong dạng “#rgb”, “#argb”, “#rrggbb”, hoặc “#aarrggbb”.
android:gravity set vị trí đặt nội dung của view, trên cả hai tọa độ X và Y. Giá trị có thể là top, bottom, left, right, center, center_vertical, center_horizontal …
android:orientation Xác định hướng sắp xếp và bạn sẽ sử dụng “horizontal” cho một hàng, “vertical” cho một cột. Nếu không chỉ định thì mặc định là horizontal.
android:weightSum Tính tổng weight của các view con.

Để hiểu rõ hơn về LinearLayout chúng ta cùng nhau đến với phần ví dụ sử dụng LinearLayout trong Android.

4. Ví dụ sử dụng LinearLayout trong Android

Đến với ví dụ sử dụng LinearLayout trong Android tôi sẽ thiết kết giao diện đăng nhập. Với giao diện đăng nhập này tôi có sử dụng thuộc tính android:orientation=”vertical” và android:orientation=”horizontal”. Để tiện trong quá trình học bạn có thể download source tại đây.

Link tải: https://mshares.co/file/ShNfrC

Đến với ví dụ sử dụng LinearLayout trong Android tôi sẽ thiết kế giao diện đăng nhập như sau.

Tìm hiểu về LinearLayout trong Android

Với thuộc tính android:orientation=”vertical” các phần tử bên trong LinearLayout được sắp sếp theo hàng dọc.

<LinearLayout
    xmlns:android="http://schemas.android.com/apk/res/android"
    android:orientation="vertical"
    android:layout_width="match_parent"
    android:layout_height="match_parent">

Với thuộc tính android:orientation=”horizontal” các phần tử bên trong LinearLayout được sắp sếp theo hàng ngang.

<LinearLayout android:layout_width="match_parent"
    android:orientation="horizontal"
    android:layout_height="wrap_content"
    android:layout_marginBottom="10dp"
    android:background="@color/colorGreen">

Kết quả sau khi chạy ví dụ LinearLayout trong Android

Tìm hiểu về LinearLayout trong Android

Lời kết: Sau khi đã tìm hiểu về LinearLayout trong Android các bạn cần nắm khái niệm UI Layout trong Android, UI Layout là gì?. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm các nội dung khác trong chuyên mục lập trình Android được chia sẻ với Team Việt Dev.

Xem thêm một số loại Layout trong Android:

Sử dụng Relative Layout trong Android

Đang cập nhật…

(Tác giả: Team Việt Dev)

Bình luận